Bất động sản phía Đông – Tiềm năng chưa khai phá

Trong khi thị trường bất động sản (BĐS) phía Tây Hà Nội đang tiếp tục nóng thì giới chuyên gia vẫn nhận định khu vực phía Đông sẽ trở thành địa chỉ tiềm năng cho những nhà đầu tư biết đi trước đón đầu khi hệ thống giao thông tại đây đang ngày càng cải thiện.

Cơ sở hạ tầng phía Đông Hà Nội đang ngày một hoàn thiện

Điển hình là việc đưa hai cầu Thanh Trì và Vĩnh Tuy vào sử dụng và mới đây là việc thông xe cầu cạn Pháp Vân đã nối cầu Thanh Trì với tuyến đường vành đai 3 Hà Nội, tạo lộ trình khép kín Nội Bài – Cầu Thăng Long – Phạm Văn Đồng – Phạm Hùng – Khuất Duy Tiến – Pháp Vân – Cầu Thanh Trì, giúp rút ngắn thời gian di chuyển từ Mỹ Đình lên cầu Thanh Trì, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao thông liên kết giữa các chùm đô thị phía Đông và phía Tây của Thủ đô. Song song với đó là việc khởi công và xây dựng cầu Mễ Sở – đường vành đai 4, giúp cho giao thông khu vực phía Đông với trung tâm Hà Nội các tỉnh lân cận ngày một linh hoạt và thuận tiện.

Nếu như cơn lốc đầu tư vào phía khu vực phía Tây có vẻ ồ ạt và mạnh mẽ tới mức “trần” thì ở phía Đông, cùng với việc phát triển của cơ sở hạ tầng tốt đã thu hút các nhà đầu tư nhanh nhạy bắt đầu chuyển hướng sang. Sở dĩ đây là một nơi được nhắm đến nhiều bởi cơ sở hạ tầng giao thông khu vực này đang phát triển ngày một nhanh chóng.

Cơ hội cho các nhà đầu tư

Không phải vô cớ một số dự án phát triển phía Đông đã và đang hình thành những sắc thái riêng, tạo nên sự khác biệt với khu vực khác, biểu hiện là nhiều dự án của các tên tuổi lớn đã có mặt ở khu vực này.

Điển hình là dự án KĐT sinh thái Ecopark rộng gần 500ha đang được CTCP đầu tư phát triển đô thị Việt Hưng triển khai. Tiếp đến là dự án Hanoi Garden City tọa lạc tại phường Thạch Bàn, quận Long Biên, do tập đoàn Berjaya, Malaysia và công ty Handico12 triển khai. Dự án KĐT mới Sài Đồng có diện tích gần 42,2ha; KĐT mới Việt Hưng 302,5ha; KĐT mới Đặng Xá (giai đoạn I) 30,6ha…

Mới đây nhất, chủ đầu tư Tập đoàn Vincom cũng triển khai dự án 191ha ở Thạch Bàn, Gia Lâm… Nếu như trước đây, các nhà đầu tư còn dè dặt với khu vực phía đông, do hạ tầng kỹ thuật kém, xa trung tâm và tâm lý ngại “qua cầu”, thì nay tâm lý này đã dần được giải tỏa. Những dự án BĐS này sẽ tạo thành một chuỗi đô thị hiện đại, sầm uất trải dài bên bờ bắc sông Hồng.

Phía Đông Hà Nội cũng mở ra một phân khúc đầu tư bất động sản mới, khi mà hàng loạt các đô thị sinh thái mọc lên cùng với cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, vị trí địa lý thuận lợi (cách thủ đô khoảng 10km) thì phân khúc thị trường đất thổ cư, liền kề cũng rất sôi động. Đây là một kênh đầu tư hiệu quả, hợp lý cho những nhà đầu tư ít vốn. Thừa hưởng cảnh quan và sinh thái cũng như vị trí địa lý thuận lợi, giao thông tốt, đầu tư vào đất thổ cư Văn Giang hay đất thổ cư Văn Lâm, Như Quỳnh… cũng đem lại lợi nhuận chẳng kém so với các dự án. Đặc biệt, khu vực Văn Giang – với dự án đô thị xanh Ecopark không những hấp dẫn ở mức giá hợp lý mà còn thu hút những người có nhu cầu thực sự mua đất và xây dựng biệt thự, nhà nghỉ dưỡng..

Tại cuộc họp báo gần đây nhất, ông Matthew Powell – Giám đốc chi nhánh Hà Nội của Công ty tư vấn bất động sản Savills cho biết, trước đây, các nhà đầu tư có thành kiến với khu vực phía đông, coi đây là khu vực xa trung tâm vì giao thông khu vực này chưa phát triển. Nhưng trên thực tế, khu vực này chỉ cách trung tâm Hà Nội 2-3km, hạ tầng giao thông phía đông đang phát triển nhanh chóng, nhất là từ khi cầu Thanh Trì và cầu Vĩnh Tuy đi vào hoạt động.

Tin bán mới nhất:

Bình luận:

Chưa có bình luận nào.